Hướng tới nếp sống văn minh

Thứ ba - 27/09/2016 21:53
Việc rải vàng mã; tiền thật trên đường đưa tang là một thói quen mang nặng tín ngưỡng dân gian. Rải tiền thật trong lúc đưa tang có thể dẫn đến trường hợp người dân đi theo các đám tang để nhặt lấy, gây mất trật tự an toàn giao thông. Tình trạng rải tiền thật trong các đám tang hiện nay diễn ra rất phổ biến; đây là hành vi ảnh hưởng không nhỏ đến mỹ quan môi trường, và gây không ít tốn kém. Trước thực trạng này, Đoàn thanh niên xã Bình Phú đã có nhiều cách làm hay, qua đó đã thay đổi nhận thức trong nhân dân, hướng đến cuộc sống văn minh hơn.
       Những năm trước đây, hiện trang người dân rải vàng mã, tiền thật trong lúc đưa tang thường xuyên diễn ra; với quan niệm sẽ giúp người đã mất có thể nhận biết đường về nhà và không bị ma quỷ quấy rối. Thực tế, theo cách nhìn của các nhà nghiên cứu có thâm niên trong vấn đề này, việc đốt, rải vàng mã trong tang lễ, tế cúng có nguồn gốc từ Trung Quốc (người Hoa từ thời Hán, Đường). Sau thời kỳ đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc kéo dài, tập tục này đã ảnh hưởng đến Việt Nam. Việc rải, đốt vàng mã là một hủ tục không phải của người Việt mà chỉ là hủ tục của người Hoa và hiện họ không thực hiện hủ tục này lĩnh vực này. Dần dần hủ tục này đã được nhân dân tin theo một cách mù quán.
       Trao đổi với chúng tôi, anh Trương Công Thoại – Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh xã Bình Phú cho biết: “Để người dân thực hiện việc bãi bỏ hủ tục này không phải là chuyện đơn giản, lúc đầu khi mới triển khai tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức người dân gặp rất nhiều khó khăn. Bởi lẽ, đây là tập tục đã quá lâu, và người dân chưa thực sự quen với việc này”.
Xác định việc tuyên truyền có ý nghĩa quan trọng, Ban chấp hành Đoàn xã đã vào cuộc ngay từ đầu, cơ bản phải giúp cho người dân hiểu và nắm bắt được việc thực hiện hành vi này có ảnh hưởng như thế nào đối với bản thân cũng như cộng động. Theo đó, trong các buổi sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt tập thể, Ban chấp hành Đoàn xã đã lồng nghép nhiều chương trình, phổ biến cho các đối tượng thanh niên hiểu và nắm bắt. Bên cạnh đó, Ban chấp hành đoàn xã còn phối hợp với các Hội, mặt trận, đoàn thể cơ sở tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân.
Anh Trương Công Thoại cho biết thêm: “Việc nâng cao nhận thức trong nhân dân là một phần, chúng tôi cũng đã làm việc với các hội kinh doanh buôn bán những mặt hàng như vàng mã, tiền đô la nước ngoài…và phải có bản cam kết giữa các bên nhằm hạn chế việc nhân dân mua mặt hàng này”.
“Mưa dầm thấm lâu”, dần dần người dân trên địa bàn xã cũng hưởng ứng với việc thay đổi cách suy nghĩ trong lễ đưa tang. Hiện nay, 5/5 thôn trên địa bàn xã, việc người dân rải vàng mã gây mất mỹ quan đường sá, ô nhiễm môi trường đã giảm hẳn. Vấn đề quan trọng nhất, đó chính là nhận thức của nhân dân về hủ tục này đã có những chiều hướng tích cực.
Có thể nói, việc đốt, rải vàng mã khi đưa tang vừa ảnh hưởng đến mỹ quan, lại vừa gây tốn kém cho gia chủ. Và cũng chưa có lập luận nào chứng minh việc làm này là đúng. Có lẽ, đã đến lúc cần sự vào cuộc nghiêm túc của chính quyền địa phương các cấp nhằm loại bỏ hủ tục này, hướng tới cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh đạt kết quả cao.
      Thực tế, pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định đối với hủ tục này. tại điểm e Điều 10 Thông tư số 04 ngày 21-1-2011 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cũng quy định: “Cấm rải tiền Việt Nam và các loại tiền của nước ngoài trên đường đưa tang”. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt từ 1 đến 3 triệu đồng theo khoản 2 Điều 18 Nghị định số 75 ngày 12-7-2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa.
      Văn hóa, phong tục là những gì tinh túy của dân tộc, giữ được nét đẹp văn hóa đã khó, nhưng việc bãi bỏ hủ tục lạc hậu lại càng khó khăn hơn. Cốt lõi vấn đề vẫn là nhận thức của nhân dân./.

Tác giả: V.Toàn - ĐTT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Website của tuổi trẻ Thăng Bình thế nào?

standee trai
standee ben trai