Trách nhiệm của thanh niên và chính sách của nhà nước đối với thanh niên

Thứ hai - 13/11/2023 03:58
Ngày 15/11/2018, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Bảo vệ bí mật nhà nước. Luật chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020. Đây là văn bản pháp lý quan trọng, được ban hành thay thế Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước.
Luật Bảo vệ bí mật nhà nước gồm 05 Chương 28 Điều, quy định về bí mật nhà nước, hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Để phòng ngừa lộ, mất bí mật nhà nước và có căn cứ để xử lý vi phạm, tại Điều 5 của Luật quy định cụ thể 09 nhóm hành vi bị nghiêm cấm, như sau: (1) Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.(2) Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật. (3) Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật. (4) Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân. (5) Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu. (6) Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu. (7) Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước. (8) Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép. (9) Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông.

Hiện nay, hệ thống pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước ở Việt Nam tương đối hoàn thiện, ngoài Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Nghị định số 26/2020/NĐ-CP ngày 28/2/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật, Bộ Công an đã có Thông tư số 24/2020/TT-BCA ngày 10/3/2020 ban hành biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước, thì có rất nhiều quy định để điều chỉnh các hành vi có liên quan trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước, chẳng hạn như:

Khoản 1 Điều 19, Luật Cán bộ, công chức năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định “Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức”; Mục 2, Quy định 47-QĐ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2011 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về những điều đảng viên không được làm quy định đảng viên không được cung cấp, để lộ, làm mất hoặc viết bài, đăng những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nước; khoản 5, Điều 9 Luật Báo chí năm 2016, quy định nghiêm cấm tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước; khoản 1, Điều 6 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, quy định công dân không được tiếp cận thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước; Luật An ninh mạng năm 2018, có quy định cụ thể hoạt động phòng, chống gián điệp mạng, thu thập bí mật nhà nước.

Căn cứ xử phạt và mức phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm về bảo vệ bí mật nhà nước đã được quy định tại Điều 18, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chinh phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, cụ thể:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi in ấn, sao chụp tài liệu mật, tối mật, tuyệt mật không đúng quy định; phổ biến, nghiên cứu thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước không theo đúng quy định; không thực hiện đúng quy định về vận chuyển, giao nhận tài liệu, vật mang bí mật nhà nước; tiêu hủy các tài liệu, vật mang bí mật nhà nước không đúng quy định; vào khu vực cấm, địa điểm cấm, nơi bảo quản, lưu giữ, nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước mà không được phép; quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ ở khu vực cấm.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi cung cấp thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, công dân ở trong nước và nước ngoài không đúng theo quy định; mang tài liệu, vật mang bí mật nhà nước ra nước ngoài mà không được phép của cơ quan và người có thẩm quyền; quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ ở khu vực cấm liên quan đến quốc phòng, an ninh. Người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ ở khu vực cấm liên quan đến quốc phòng, an ninh.

Ngày 03 tháng 02 năm 2020, Thủ tướng Chinh phủ ban hành Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, tại khoản 2, Điều 101 Nghị định quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với hành vi vi phạm đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, có đến 8 điều có quy định liên quan đến công tác bảo vệ bí mật nhà nước, có những tội phạm hình phạt cao nhất là tử hình, cụ thể:

Điểm c, Khoản 1, Điều 110 quy định, người nào cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình; điểm a, khoản 3, Điều 286 tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; điểm a, khoản 3, Điều 287 tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; điểm a, khoản 3, Điều 287 tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác, người vi phạm bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm nếu thực hiện đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước.

Điều 337 quy định người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp phạm tội gián điệp, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: bí mật nhà nước thuộc độ tối mật; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: có tổ chức; bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật; phạm tội 02 lần trở lên; gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

Điều 338 quy định người nào vô ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: bí mật nhà nước thuộc độ tối mật, tuyệt mật; gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa, chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tại điểm a, khoản 3, Điều 399 quy định người nào đầu hàng địch mà giao nộp cho địch vật, tài liệu bí mật nhà nước hoặc khai báo bí mật nhà nước thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân; điểm a, khoản 3, Điều 400 quy định người nào khi bị địch bắt làm tù binh mà giao nộp cho địch vật, tài liệu bí mật nhà nước hoặc khai báo bí mật nhà nước thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Website của tuổi trẻ Thăng Bình thế nào?

standee trai
standee ben trai