Hằng năm trên địa bàn xã thời điểm xảy ra nhiều vụ đuối nước thương tâm, để lại nỗi đau cho gia đình và cộng đồng. Đuối nước không chỉ xảy ra ở sông, suối, ao hồ,... mà còn có thể xảy ra ngay tại nhà ở, trường học, nơi làm việc... Vì vậy, mỗi người cần trang bị thêm cho mình kiến thức về cách phòng tránh và kĩ năng xử trí tai nạn đuối nước để vận dụng vào thực tế khi gặp các tình huống này xảy ra. Trước những mối lo hiểm họa, BCH Đoàn Xã phối hợp Liện Đội trường TH Hoàng Văn Thụ tổ chức lớp tập huấn phòng chống đuối nước cho các em học sinh trong nhà trường.
(Hình ảnh các em học sinh đang tập nổi người khi trược chân xuống hố nước sâu)
Trong hoạt động sống của chúng ta nguyên nhân thường xuyên xảy ra các vụ đuối nước thương tâm đó là:
- Do người lớn, trẻ em thiếu ý thức, kiến thức về mối nguy hiểm, các yếu tố nguy cơ, và kỹ năng phòng tránh đuối nước.
- Do môi trường có những yếu tố nguy cơ như:
+ Sông, hồ, suối, ao…không có biển cảnh báo nguy hiểm.
+ Mưa to, lũ lụt xảy ra thường xuyên.
+ Những nơi có sông suối hồ ao, trẻ em không biết bơi hoặc biết bơi nhưng chủ quan không lường hết được sự nguy hiểm.
Khi bị đuối nước chúng ta cần thực hiện một số bước như sau:
Bước 1: Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước bằng cách đưa cánh tay, cây sào dài cho nạn nhân nắm, ném phao hoặc chèo thuyền vớt nạn nhân lên. Tuyệt đối không nên nhảy xuống nước cứu người khi không biết bơi.
Bước 2: Đặt nạn nhân nằm chỗ khô ráo, thoáng khí.
Bước 3: Nếu nạn nhân bất tỉnh, hãy kiểm tra xem còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có di động hay không.
- Nếu lồng ngực không di động, tức là nạn nhân ngừng thở thì phải hô hấp nhân tạo (thổi ngạt bằng miệng) ngay lập tức. Sau khi thổi ngạt 2 cái, cần kiểm tra xem tim nạn nhân còn đập hay không bằng cách bắt mạch cảnh, bẹn, hoặc áp tai vào lồng ngực bên trái xem có tiếng tim đập không.
- Nếu không bắt được mạch chứng tỏ tim nạn nhân đã ngừng đập, cần phải hô hấp nhân tạo kèm theo ép tim ngoài lồng ngực (ép ở 1/2 dưới xương ức bên trái) theo tỷ lệ 15/2 (nghĩa là ép tim 15 cái thì thổi ngạt 2 cái) nếu có 2 người, hoặc 30/2 nếu có 1 người. Sau đó vừa làm vừa đưa nạn nhân đi bệnh viện.
- Nếu nạn nhân còn tự thở, cho nạn nhân nằm nghiêng sang một bên. Cởi bỏ quần áo ướt, giữ ấm. Nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất vì có thể sẽ xảy ra khó thở tái diễn (khó thở thứ phát) vài giờ sau ngạt nước.
(hình ảnh đoàn viên thanh niên chụp cùng các bạn trong lớp tập huấn)
Việc thường xuyên mở các lớp tập huấn về chống đuối nước sẽ giúp các em trang bị thêm nhiều kiến thức, kỹ năng xử lý các tình huống khi bị đuối nước hoặc nhìn thấy bạn mình đuối nước, đây là một trong những hoạt động đầy ý nghĩa trong công tác phối hợp giữa liên đội nhà trường và BCH Đoàn xã với mong muốn tránh những rủi ro đáng tiết trong hoạt động ngoiaf giờ lên lớp cảu các em học sinh.
Tác giả: Đoàn xã Bình Nam
Nguồn tin: Đoàn xã Bình Nam:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn