Được biết, trong những năm qua, trên địa bàn huyện Thăng Bình đã có nhiều mô hình Thanh niên làm kinh tế với nhiều bước phát triển mới. Đã có nhiều thanh niên là sinh viên các trường Đại học, cao đẳng sau khi tốt nghiệp đã về địa phương lập nghiệp; nhiều thanh niên đã dám nghĩ dám làm vượt qua mọi khó khăn để thực hiện hiệu quả các mô hình kinh tế đồng thời giải quyết được việc làm cho nhiều thanh niên ở địa phương như: mô hình “Thu mua nguyên liệu gỗ phế thải tại địa phương” của anh Đặng Ngọc Thọ, xã Bình Quý; mô hình Hợp tác xã Thanh niên với 2 sản phẩm nước bình và cà phê thương hiệu Sức sống mới ở Thị trấn Hà Lam hay trang trại nuôi thỏ Chiến huy ở xã Bình Nam…
Thanh niên phát biểu tham luận
Tại buổi tọa đàm, đã có nhiều tham luận, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm của các mô hình kinh tế đang trên đà phát triển ở địa phương. Nhưng, qua những tham luận được chia sẻ thì các thanh niên vẫn xoay quanh các vấn đề về vốn vay. Nói như anh Vương Đình Hiếu - chủ trang trại thỏ Chiến Huy: “Khó khăn ban đầu để chúng tôi thực hiện dự án là nguồn vốn. Thanh niên tiếp cận với các nguồn vốn của Nhà nước thì rất khó khăn, và cũng ít có điều kiện tiếp cận các chính sách về vốn của Nhà nước. Bản thân mong muốn các cơ quan chức năng cần có những chính sách cụ thể về vốn để thanh niên tiếp cận, có như vậy thì thanh niên mới bám đất bám quê để làm ăn kinh tế”.
Giải đáp cho những khó khăn vướn mắc của thanh niên địa phương, đại diện lãnh đạo các phòng NN & PTNT, phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện đã có những thông tin kịp thời và hướng dẫn cụ thể cho thanh niên về các chính sách hỗ trợ cũng như nguồn vốn vay hiện nay dành cho thanh niên; đồng thời định hướng cho thanh niên các mô hình kinh tế phù hợp với địa phương.
Phát biểu của Đồng chí Phan Nghĩa - Tỉnh ủy viên, Bí Thư Huyện ủy
Phát biểu tại buổi tọa đàm, đồng chí Phan Nghĩa - Bí thư Huyện ủy Thăng Bình đã bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến việc phát triển kinh tế của lực lượng thanh niên huyện nhà. Đồng chí mong muốn những mô hình kinh tế hiện nay của địa phương phải cần được nhân rộng hơn nữa trên địa bàn huyện. Lãnh đạo huyện sẽ có những chính sách hỗ trợ cho thanh niên để thực hiện ý tưởng các mô hình kinh tế một cách thiết thực nhất. Bởi lẽ, phát triển kinh tế tại địa phương chính là cầu nối để tập hợp thanh niên, giúp thanh niên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Trăn trở với việc phát triển kinh tế trong thanh niên, chị Phan Thị Nhi - Bí thư Huyện đoàn cho biết: “Trong thời gian đến để vai trò của thanh niên tham gia phát triển kinh tế đạt nhiều kết quả hơn nữa, các cấp bộ Đoàn - Hội trong toàn huyện sẽ tổ chức các hoạt động tuyên truyền, các lớp tập huấn nhằm tư vấn định hướng nghề, giới thiệu các mô hình kinh tế, hỗ trợ kiến thức để giúp giúp cho ĐVTN tiếp cận được những cơ chế chính sách để ĐVTN phát triển kinh tế. Huyện đoàn sẽ liên hệ phối hợp với các ngành chức năng để tạo điều kiện cho thanh niên thực hiện các ý tưởng kinh tế của mình…” thiết kế website
Nguồn tin: Ngọc Châu - Ban tuyên giáo Tỉnh đoàn Quảng Nam
Những tin mới hơn