Thứ năm, 18/04/2024, 14:25|
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 - 30/4/2024) ................................... CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 70 NĂM CUỘC ĐẤU TRANH HÀ LAM - CHỢ ĐƯỢC (04/9/1954 - 04/9/2024)

Lặng lẽ góp sức cho đời

Thứ ba - 24/08/2021 03:34
       Trong gian nan dịch bệnh, Tuổi trẻ Thăng Bình vẫn lặng lẽ góp sức của mình để lan tỏa lòng nhân ái. Mùa Vu lan, tinh thần tương thân tương ái, hy sinh vì đồng bào lặng lẽ tỏa hương.
5f45cbe3b272452c1c63
Chị Na chăm sóc bệnh nhân trong một ca trực​

       Áp lực, vất vả là điều đã quá quen thuộc với nhân viên y tế khi dịch bệnh Covid-19 ập đến. Với nữ điều dưỡng Huỳnh Thị Ly Na (Bí thư chi đoàn Trung tâm Y tế huyện Thăng Bình) còn thêm nỗi nhớ con. Chồng là quân nhân, thế là cả 2 vợ chồng đều tham gia tuyến đầu chống dịch. Đã nhiều tháng nay, anh ở trong doanh trại, chị thì quần quật trong khu cách ly. Hai con sinh đôi Bi và Big, mới 5 tuổi, chị đành gửi lại cho bà nội.
    Làm việc trong ngành y, chị không còn xa lạ với những ca trực đêm. Thế nhưng, trước đây lâu nhất thông thường chỉ là 48 tiếng đồng hồ xa con. Dịch bệnh  xảy ra, huyện Thăng Bình xuất hiện những ca dương tính, kéo theo đó là nhiều ca F1 khiến quãng thời gian xa con của chị Na tính bằng tuần. Nhiệm vụ của chị cùng đồng nghiệp là tiếp nhận những ca F1 có bệnh nền. Khuất sau bộ đồ bảo hộ kín mít, chị đồng hành với bệnh nhân. Bất kể đêm, ngày. Như một người thân, dùng kiến thức chuyên môn để chia sẻ đến bệnh nhân những điều tốt nhất có thể. Những lúc như thế, nụ cười của người bệnh lại là liều thuốc giúp chị phần nào vơi đi nỗi nhớ con thơ.
     Chị Na kể, bà nội không dùng điện thoại thông minh, chị lại hay tất bật với công việc nên những cuộc gọi video với con cũng rất thưa thớt. Nhìn con qua màn hình điện thoại, đôi khi nước mắt lại trào ra. Những cuộc gọi chớp nhoáng, những câu nói đầy hồn nhiên của trẻ thơ cứ xoáy thêm nỗi nhớ con trong chị. Chị Na tâm sự: “Đi một, hai ngày thì còn có thể gắng gượng nhìn ảnh, xem video các con nhưng đến ngày thứ ba là lòng nặng trĩu. Con nói, xa mẹ con không khóc, nhưng mà con nằm nghiêng tự nhiên nước mắt con chảy ra. Nghe mà thắt ruột!”.
Nhà với cơ quan chỉ cách nhau chưa đầy 500m thế nhưng khoảng cách như xa vời vợi. Những khoảnh khắc nghỉ ngơi hiếm hoi, buông bộ đồ bảo hộ xuống, hình ảnh hai con tinh nghịch ở nhà lại hiện ngay trong đầu chị. Nhớ con bao nhiêu chị càng thương ông bà nội, ngoại bấy nhiêu. Sức khỏe yếu nhưng bà nội chăm các cháu từ miếng ăn đến giấc ngủ. Ông ngoại ngày ngày vẫn ngược xuôi, qua thăm nom các cháu, lúc thì đưa đón đi học, khi thì mua đồ ăn.
     “Nước mắt chảy xuôi, thành ra, ông bà cứ mãi vất vả vì cháu con. Cho dù đã là mẹ 2 con thì vẫn cứ là đứa con nhỏ cậy nhờ ba mẹ lo lắng. Bây chừ chỉ biết cầu mong sao đận dịch này sớm qua đi” - chị Na nói.

 

Tác giả: Huyện đoàn Thăng Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Website của tuổi trẻ Thăng Bình thế nào?

standee trai
standee ben trai