Đầu năm 1969 NichXơn lên thay tổng thống Giônxơn, NichXơn vẫn chủ trương điều chỉnh “Phi Mỹ hoá” của Giônxơn thành chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” thực chất của chiến lược này là sử dụng quân viễn chinh Mỹ làm chỗ dựa để dùng “Người Việt đánh người Việt”. Chính phủ Mỹ từng bước rút quân để tránh bớt làng sóng phản đối chiến tranh, nhưng mặt khác lại củng c
DI TÍCH LỊCH SỬ
Vụ thảm sát tại Trảng Trầm
(Thôn 1, Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam)
LÝ LỊCH DI TÍCH:
1. Tên gọi di tích: Vụ thảm sát tại Trảng Trầm
Tên gọi Trảng Trầm có từ bao giờ không rõ, chỉ nghe dân gian truyền tụng lại rằng ngày xưa ở vùng Trảng này có nhiều cây Dó, nên gọi là Trảng Trầm.
2. Địa điểm và đường đi đến:
Trảng Trầm nay thuộc thôn 1, xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Từ ngã tư Hà Lam (Thị Trấn Hà Lam), huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam đi về hướng Đông Bắc theo đường ĐT 613 đi khoảng 19km là đến ngã tư thôn 2 xã Bình Dương, từ đây rẽ về hướng Bắc đi khoảng 4,5km đến cổng văn hoá nhóm 3, tổ 2, rẽ về phía Đông đi theo đường bêtông đi khoảng 1km là đến di tích.
3. Sự kiện lịch sử:
Đầu năm 1969 NichXơn lên thay tổng thống Giônxơn, NichXơn vẫn chủ trương điều chỉnh “Phi Mỹ hoá” của Giônxơn thành chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” thực chất của chiến lược này là sử dụng quân viễn chinh Mỹ làm chỗ dựa để dùng “Người Việt đánh người Việt”. Chính phủ Mỹ từng bước rút quân để tránh bớt làng sóng phản đối chiến tranh, nhưng mặt khác lại củng cố tăng cường nguỵ quân, nguỵ quyền, chúng vừa xuống thang chiến tranh, nhưng cũng vừa phản công rất quyết liệt để chống lại phong trào cách mạng.
Để đạt được mục tiêu trên, Mỹ sử dụng sức mạnh tối đa, tăng cường củng cố về mọi mặt, đặc biệt là đối với quân sự cho miền Nam Việt Nam. Cùng một lúc chúng tiến hành ba cục diện chiến tranh.
- Chiến tranh dành dân.
- Chiến tranh bóp ngặt.
- Chiến tranh huỷ diệt.
Nhằm tiến tới bình định cấp tốc vùng nông thôn làm cho cách mạng miền Nam đi đến chỗ tàn lụi
Ở Quảng Nam lúc này bọn chúng cũng áp dụng lược sách trên. Đứng trước tình hình và nhiệm vụ mới, Tỉnh uỷ Quảng Nam chỉ đạo huyện Thăng Bình triệu tập đại hội lần thứ VIII tại Hố Lửa, xã Bình Phú, đại hội quán triệt tinh thần chỉ thị về củng cố toàn diện và liên tục đánh bại mọi ý đồ, âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh bại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”.
Tại Thăng Bình, Tam Kỳ từ tháng 01 năm 1969 địch tăng cường quân số lên đến 4 tiểu đoàn lính Mỹ, 3 liên đoàn biệt động quân (39,11,21), một trung đoàn Cộng hoà, 8 đại đội Bảo an, cùng hàng trăm máy bay, xe tăng, xe lội nước và pháo từ các căn cứ: Hạm Đội, Tuần Dưỡng. Núi Quế, Sơn-Cẩm-Hà, Núi Cấm, An Hà, bắn trước dọn đường quân bộ binh tràn vào sau (càn vào sau).
Mặc cho bom, đạn địch tràn ngập và tiếp đến là quân bộ binh càn quét lùng sục, nhưng quân và nhân dân Thăng Bình, Tam Kỳ đánh trả quyết liệt, gây cho địch nhiều tổn thất lớn.
Khi đánh chiếm được một số xã của vùng Đông Tam Kỳ, Thăng Bình, địch tập trung đánh trọng điểm vào các xã: Bình Giang, Bình Dương, Bình Triều…Qua nhiều lần càn quét đánh phá trên mọi phương diện, địch tăng cường máy bay, xe tăng, quân chủ lực.. sau 10 ngày đánh phá, càn liên tiếp địch bị quân và dân vùng Đông Thăng Bình diệt 100 tên, bắn rơi 1 máy bay, bắn cháy nhiều xe tăng, thu nhiều vũ khí, đạn dượt.
Càng thất bại bọn địch càng điên rồ chém giết dân thường vô tội, trước khi rút quân khỏi xã Bình Dương địch cho lữ đoàn Mãnh Hỗ Đại Hàn (Nam Triều Tiên) và xã Bình Dương ngày 12/11/1969 (tức ngày 30/10 âm lịch) gây ra 04 vụ thảm sát rất dã man:
Vụ thảm sát tại Trảng Trầm, khi vào đến thôn 1 địch bắt (lùa dân) từ cụ già đến trẻ em tập trung tại Trảng Trầm rồi sả súng giết sạch - vụ này sát hại 73 chủ yếu là cụ già, phụ nữ, trẻ em, và còn sót lại 1 đứa bé 11 ngày tuổi bị vùi dưới xác người chết, nay còn sống. Tại vụ thảm sát này có dân của xã Duy Nghĩa, Duy Hải, huyện Duy Xuyên và một số dân của xã Bình Triều đang sơ tán ở tại thôn 1.
Có nhiều gia đình bị giết sạch như: gia đình ông Phan Ngô, Lê Mua, Võ Tỷ.. có nhiều gia đình bị giết từ 5 người trở lên như nhà ông Thơ (Thép) bị giết cả 7 người…
Trên đây là vụ thảm sát mà địch gây ra tại Trảng Trầm thuộc thôn 1, xã Bình Dương trong ngày 12/11/1969. Hành động của chúng rất dã man, vô nhân đạo, gây cho nhân dân biết bao đau thương, tan tóc. Và từ trong đau thương mất mát này, lòng căm thù và ý chí giết giặc được nhân lên gấp bội. Điều này được thể hiện bằng những trận chiến quyết liệt này.
Qua vụ thảm sát ngày 12/11/1969, bọn địch đã biểu hiện tính vô nhân đạo, một sự tàn sát rất dã man (không còn tính con người). Với vụ thảm sát nói trên, đã có không ít gia đình, nhà cửa, vườn tược bị bỏ trống, không còn ai ở, nhiều gia đình phải chịu cảnh chia lìa, cha mất con, chồng mất vợ, anh mất em… thật không sao kể hết tội lỗi mà bọn địch đã gây ra.
Đây là thời điểm mà nhân dân xã Bình Dương nói riêng, nhân dân Thăng Bình nói chung biến đau thương thành hành động. Được thể hiện qua các trận đánh lớn thắng lớn: Trận bờ làng Cây Mộc, trận đánh đồi gần nhà ông Tôn, trận đánh gần nhà ông Tâm.. và cũng trong thời điểm này xuất hiện nhiều tấm gương chiến đấu anh dũng, quyết tử bảo vệ cho bằng được cơ sở cách mạng như các mẹ, các chị: Phan Thị Mảng, chị Thảo, chị Nghĩa, chị Ngân, bác Xuân… đặc biệt có em Lê Đức Tám mới 12 tuổi, địch phát hiện có hầm bí mật, bắt em khai thác, tra tấn, rạch bụng, xẻo tai, nhiều lần bắt em phải chui xuống hầm bí mật khi lên em vẫn hiên ngang trả lời với bọn lính là dưới hầm không có người, trong khi đó dưới hầm đang có các đồng chí là cán bộ: tỉnh, huyện, xã, bộ đội đang ẩn núp, đặc biệt trong hầm có đồng chí Nguyễn Hồng Bữu (người Thanh Hoá) lúc đó là phó tham mưu trưởng, tỉnh đội phó tỉnh đội Quảng Nam. Sau sự việc này em Lê Đức Tám được tuyên dương, khen thưởng, đi báo cáo điển hình. Hiện nay anh Phan Đức Tám đang công tác tại công an huyện Thăng Bình.
4. Khảo tả di tích:
Tại Trảng Trầm nơi xẩy ra vụ thảm sát hiện nay chính quyền và nhân dân địa phương đã xây bia tưởng niệm, phía sau bia là khu mộ tập thể của nạn nhân bị sát hại, quanh khu vực này là trảng cát có xen vào là các nấm mộ và cây rừng.
5. Loại hình di tích: Di tích lịch sử
6. Giá trị khoa học lịch sử:
Vụ thảm sát tại Trảng Trầm ghi lại tội ác dã man của địch đối với nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Vụ thảm sát tại Trảng Trầm càng làm nung nấu thêm tinh thần yêu nước quật cường, lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân Bình Dương nói riêng và nhân dân cả nước nói chung, quyết một lòng siết chặt tay nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cho đến ngày thắng lợi cuối cùng.