Anh Hứa Văn Lộc: là con út trong một gia đình nông dân tại vùng quê thôn Phước Long xã Bình Đào, hiện đang là sinh viên năm thứ 2 trường Đại học bách khoa Đà Nẵng. Xuất phát từ ý nghĩ thực tiễn. Bình Đào là một xã bãi ngang, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, điều kiện tiếp cận và giao lưu với người nước ngoài còn hạn chế do đó ảnh hưởng không nhỏ đến điều kiện sau này của con em tại địa phương. Với bản thân Lộc là sinh viên trường Đại học bách khoa, được tham gia các câu lạc bộ của trường, được giao lưu với trường bạn và đặc biệt được tiếp cận giao lưu với các bạn sinh viên nước ngoài Lộc tự thấy tiếp cận kiến thức tiếng anh rất quan trọng sau này cho các bạn trẻ và đặc biệt là các em học sinh ở quê ngoài trên sách vở thì các em chưa được tiếp cận và mạnh dạng giao lưu trao đổi với người nước ngoài.
Từ ý nghĩ đó Lộc trở về quê và vận động các bạn trong câu lạc bộ sinh viên thôn Phước long để thành lập và dạy lớp tiếng anh tại thôn nhà. Tháng 7 năm 2016 lớp được khai giản và ban đầu với 25 thành viên trong đó có đủ mọi lứa tuổi tham gia. Từ Kỹ sư xây dựng trở thành thầy giáo dạy tiếng anh, nhà văn hóa thôn trở thàng nơi sinh hoạt của câu lạc bộ, mọi thứ hòa vào nhau tạo nên không khí vui tươi sôi nổi của lớp học. Lớp học của thầy giáo Lộc diễn ra vào 2 buổi chiều thứ bảy và tối chủ nhật hằng tuần đều đặng. Về lớp học, “thầy giáo” Lộc chúng ta có thể thấy rất đơn sơ, lớp học được tổ chức một vòng tròn và ngồi giữa sân nhà sinh hoạt văn hóa thôn, thầy giáo đọc mẫu từng câu tiếng Anh cho mấy chục học trò đang ngồi xung quanh nhắc lại, dụng cụ học tập là phấn và bản con bạn nào không đêm thì dùng gạch đỏ viết dưới nền sân, với những kiến thức tiếng anh cơ bản và chủ yếu là những câu từ thường dùng giao tiếp hằng ngày mà các em thường gặp. Lớp học rất đơn giản chủ yếu là dùng “Cây nhà lá vườn” thế nhưng thỉnh thoản lại xuất hiện mấy “ông Tây, bà Tây” từ Hà Lan, Mỹ, Úc... đến giảng bài. Lộc quen những người nước ngoài này qua hình thức homestay và mời họ đến giao lưu với lớp tạo được sự quan tâm chú ý của các em thu hút sự hứng thú, các em được tiếp cận giao lưu thực tế, mạng dạng hơn trong giao tiếp. Một lần BCH Đoàn xã đến thăm lớp và trao đổi với anh Lộc về động lực mở lớp và duy trì lớp đến nay đã được một năm anh Lộc kể: Ở quê, môn tiếng Anh hầu hết học sinh chỉ được dạy ngữ pháp để làm bài kiểm tra và thi ĐH. Phần nghe - nói chưa được chú trọng nhiều lắm.
Anh lộc kể: “Mình nhớ lần đầu tiên gặp người nước ngoài, mình đã vận dụng hết vốn liếng tiếng Anh học sáu năm để bắt chuyện. Nhưng thật bất ngờ, họ không hiểu mình đang nói gì hết. Hóa ra lâu nay mình phát âm sai bét” - Lộc nhớ lại. Chính vì lý do đó, Lộc mở lớp tiếng Anh miễn phí để sửa cách phát âm cũng như dạy những từ vựng thông dụng cho các bạn nhỏ trong xã. “Mình không có tham vọng dạy các em nói tiếng Anh lưu loát. Mình chỉ giúp các em có ý thức hơn về việc phát âm tiếng Anh chuẩn xác cũng như thêm yêu thích môn học này. Từ sự yêu thích ban đầu ấy, các em mới có mong muốn tìm hiểu và học hỏi sâu hơn” - Lộc chia sẻ về công việc của mình.
Để tìm hiểu thêm về lớp học chúng tôi đã trao đổi với một thành viên của lớp đó là bạn: Võ Văn Anh Pha là học sinh cấp 2 là một trong các thành viên nổi nhanh nhẹn của lớp bạn Pha cho biết: Anh Lộc là người anh rất thân thiện với lớp, anh Lộc không những truyền đạt cho chúng em về những kiến thức cơ bản về tiếng anh mà còn dạy cho chúng em những kỹ năng giao tiếp và được giao lưu thực tế với người nước ngoài, những kiến thức này rất bổ ích cho chúng em sau này. Tiếp tục theo dõi lớp học mới thấy hết được sự thân thiện của anh Lộc, ngoài trao đổi kiến thức anh còn dành nhiều tình cảm đối với lớp, bằng những khoản tiền anh làm thêm ngoài giờ học bằng việc làm giúp việc tại các cơ sở in Quảng cáo cũng như anh vận động của các thành viên trong câu lạc bộ sinh viên thôn, hằng tuần anh tổ chức các buổi sinh hoạt giao lưu với những phần quà có thưởng với những gói bánh gói kẹo để cho lớp sinh hoạt sau những giờ học cũng như thăm các em lúc đau ốm. Để mời được người nước ngoài về giao lưu với lớp và sinh hoạt thường xuyên với lớp Anh Lộc: Cũng cho biết việc mời người nước ngoài đến giao lưu với lớp sẽ giúp các em dần làm quen với tiếng Anh bản xứ, đặc biệt là trở nên dạn dĩ hơn. “Ban đầu mình cũng chả dám bắt chuyện với người nước ngoài đâu, sợ lắm” - Lộc cười nhớ lại. Và để các em nhớ bài lâu hơn, cuối mỗi buổi học “ anh Lộc” luôn tổ chức những trò chơi có thưởng. Tiền mua bánh kẹo, quà tặng cho các em là do Lộc tự bỏ ra. Lộc nói: “Cả tuần mình đều đi học, nên chỉ có thể tranh thủ làm thêm kiếm tiền vào ngày chủ nhật. Có lần mình chở người bạn nước ngoài ra sân bay về nước, ông dúi vào tay mình 500.000 đồng, bảo để mua quà cho mấy đứa nhỏ, mình vừa mừng vừa cảm động”. Để thể hiện niềm đam mê cũng như tâm huyết với lớp học anh Lộc còn nhận sự động viên rất lớn từ gia đình ban bè và Đoàn thanh niên xã và đặc biệt là sự ham học tập của các em giúp Lộc có động lực hơn. Cái tâm của anh Lộc đã thật sự lang tỏa đến thanh niên toàn xã. Chính từ lớp học này mà hiện nay phong trào học tập về môn tiếng anh tại địa phương nhận được sự quan tâm và tháng 6 năm 2017 tại thôn Trà Đóa 1 và 2 đã mở được thêm một lớp tiếng anh giao tiếp cũng với mục đích như vậy do các anh chị đoàn viên thanh niên 2 thôn đứng dạy miễn phí cho học sinh. Dù vất vả sau những ngày học tại trường chỉ có ngày thứ 7 và chủ nhật để thư giản nhưng lộc vẫn dành trọn thời gian cho lớp học.