I. Sự kiện lịch sử liên quan đến di tích:
1.Vị trí,đặc điểm tự nhiên của vùng đất Thăng Bình
Là một huyện nằm giữa tỉnh Quảng Nam, thị trấn Hà Lam là trung tâm huyện lỵ, Thăng Bình ở tọa độ 15độ 30 phút đến 15 độ 59 phút vĩ độ Bắc và từ 108 độ 7 phút đến 108 độ 30phút kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Quế Sơn và Duy Xuyên, phía Nam giáp thành phố Tam kỳ và huyện Phú Ninh, phía đông giáp biển Thái Bình Dương, phía Tây giáp huyện Tiên Phước và huyện Hiệp Đức. Huyện Thăng Bình có 22 xã, thị trấn; có tổng diện tích đất đai là 384,75km2, xã có diện tích lớn nhất là Bình Định, xã có diện tích nhỏ nhất là Bình Nguyên:7,72km2. Đất đai ở Thăng Bình chia làm nhiều vùng khác nhau: vùng ven biển chủ yếu là đất cát trắng; vùng đồng bằng trung du bán sơn địa và miền núi rừng rậm rạp,đất đai khô cằn ,bạc màu hoặc bị đá ong hóa. Hiện nay diện tích gò đồ, núi trọc chiếm 2/5 diện tích đất đai của huyện.
Về thời tiết khí hậu, Thăng Bình có 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau, mùa khô bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 8 nên nắng nóng và mưa lớn kéo dài thường xuyên gây nên hạn hán, bão lụt làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất của nhân dân. Thăng Bình có hơn 25 km bờ biển chạy dọc qua các xã phía Đông của huyện với một dãy đất cát trắng mênh mông, sau lưng có núi Cao Ngạn và một số núi kéo dài cả huyện ở vùng cao, bao lấy bên trong là vùng đồng bằng trung du bán sơn địa và diện tích rừng, gò đồi.
Trước kia, Thăng Bình có nhiều sông suối, có nước chảy quanh năm từ các triền núi đổ về như sông Ly Ly, sông Trườn Giang...nhưng theo năm tháng, dòng sông đổi dòng ở một số đoạn nên về mùa nắng, nước ở các suối và sông Ly Ly trở thành nguồn nước lợ.
Về giao thông, ngoài đường biển, đường sông khá thuận lợi cho việc giao thông vận tải, Thăng Bình còn nhiều đường trên bộ. Đường Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy xuyên địa phận huyện; đường Quốc lộ 14E bắt đầu từ Cây Cốc (Hà Lam) lên Việt An, Tân An đến Làng Hồi (Phước Sơn) giáp đường Hồ Chí Minh nối liền với các tỉnh Tây Nguyên; đường Thanh Niên chạy dọc ven biển. Nhiều tuyến đường liên huyện, liên xã, liên thôn chạy dọc khắp huyện là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Tổ tiên của người Thăng Bình, người Quảng Nam nguyên quán từ miền Bắc vào miền Nam mở mang bờ cõi đất nước nên truyền thống đấu tranh của người dân Thăng Bình cũng là truyền thống yêu nước của người Việt Nam. Trải qua các thời kỳ chống ngoại xâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc, người dân Thăng Bình đã tham gia chiến đấu kiên cường. Trên mảnh đất thân yêu này để lại những dấu ấn rực sáng chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, nhất là trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược.
Từ khi thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên xâm lược nước ta vào cảng Đà Nẵng, biết bao thanh niên Thăng Bình đã dũng cảm chiến đấu dưới sự chỉ huy của tổng soái Nguyễn Tri Phương và nhiều tướng lĩnh khác. Khi Pháp đánh chiếm Kinh thành Huế, nhân dân Thăng Bình đã hưởng ứng phong trào Nghĩa hội- Cần vương, phong trào Duy Tân, các phong trào chống Pháp tích cực...gắn liền với các tên tuổi như: Tiểu La- Nguyễn Thành, Nguyễn Uýnh, Lê Cơ...
Sự ra đời của Đảng bộ huyện Thăng Bình
Sau khi Đảng bộ tỉnh Quảng Nam được thành lập (28-3-1930) phong trào đấu tranh của nhân dân Thăng Bình bắt đầu có bước chuyển biến tích cực hướng theo sự lãnh đạo của Đảng. Đồng chí Phạm Thân, Phó bí thư Tỉnh ủy được phân công phụ trách Thăng Bình đã tổ chức kết nạp đảng viên cho đồng chí Võ Duy Bình và đồng chí Võ Xưng; hai đồng chí được giao nhiệm vụ tuyên truyền, vận động và phát triển đảng, đánh dấu bước chuyển biến quan trọng của phong trào cách mạng trong huyện Thăng Bình dưới ngọn cờ Lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam mà trực tiếp là Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng nam.
Cuối năm 1929 đầu năm 1930 phong trào công nhân trong nước phát triển mạnh, các cuộc bãi công nổ ra khắp nơi ở các đồn điền, xí nghiệp của thực dân Pháp. Ở Thăng Bình, đêm 01-5-1930 lần đầu tiên, lá cờ đỏ búa liềm được treo trên nóc nhà Lục Giác trước cổng Phủ đường, nhiều truyền đơn cách mạng xuất hiện ở ngã tư Hà Lam, Ngọc Phô...Sau sự kiện này địch tăng cường đàn áp,khủng bố. Phong trào cách mạng ở Quảng Nam chịu nhiều tổn thất, các cơ sở Đảng ở Thăng Bình bị vỡ, các đồng chí Võ Duy Bình, Võ Xưng...bị bắt.cơ quan Tỉnh ủy bị khám xét, phá hoại. Tuy nhiên với tinh thần, ý chí kiên cường bất khuất quyết vùng lên phá bỏ gông xiềng nô lệ, giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Nhân dân Thăng Bình đã cùng cả nước đứng lên đấu tranh giành chính quyền; đến đầu năm 1945 dấy lên cao trào tiền khởi nghĩa rộng khắp cả huyện và khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân (18-8-1945) thắng lợi. Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng và do đòi hỏi sự lãnh đạo của Đảng phải mở rộng toàn diện, đầu tháng 11-1945 huyện ủy lâm thời Thăng Bình được thành lập.
Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng bộ huyện Thăng Bình tập trung lãnh đạo nhân dân xây dựng chính quyền cách mạng, ổn định tình hình chính trị, xã hội và tiếp tục kháng chiến chống thực dân Pháp. Vai trò lãnh đạo của Đảng được phát huy mạnh mẽ, Đảng bộ và quân dân Thăng Bình tuyệt đối tin tưởng vào Mặt trận Việt Minh, vào Đảng và Chính phủ, quyết tâm bảo vệ chính quyền vừa giành được.
Từ năm 1954 đến năm 1959 là thời kỳ đen tối nhất của phong trào cách mạng tỉnh Quảng Nam nói chung và huyện Thăng Bình nói riêng. Bằng chính sách “tố cộng ”,”diệt cộng”, tàn bạo, bọn tay sai Ngô Đình Diệm đã tiến hành chém giết và khủng bố đẫm máu ở Hà Lam- chợ Được ( từ ngày 04-9-1945 đến 07-9-1954) với 43 người chết và nhiều người bị thương.
Bất chấp sự hà khắc tàn bạo của bọn Mỹ - Ngụy và tay sai, nhân dân Thăng Bình đã anh dũng chiến đấu, đập tan các cuộc càn quét, tiến công tiêu diệt địch giải phóng quê hương(26-3-1975) góp phần cùng cả nước đánh tan các cuộc hành quân của mỹ giành thắng lợi vào mùa xuân 1975 bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Căn cứ Huyện ủy Thăng Bình tại thôn Linh Cang, xã Bình Phú
1.Vị trí chiến lược của Căn cứ Huyện ủy Thăng Bình tại Linh Cang
Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời(02-9-1945) là một thắng lợi hết sức to lớn, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Năm 1947, khi thực dân Pháp đánh chiếm Hòa Vang, Điện bàn, Hội An, Duy Xuyên thì chiến trường Quảng Nam- Đà nẵng lúc này hình thành hai vùng: vùng tự do và vùng tam chiếm. Thăng Bình được xem là địa bàn giáp ranh ( phía Bắc giáp vùng tạm chiếm, phía Nam, phía Tây giáp vùng tự do). Với vị trí đặc thù đó, công tác thực hiện đường lối kháng chiến”Toàn dân, toàn diện, lâu dài” trên địa bàn Thăng Bình hết sức được chú trọng , Căn cứ Huyện ủy Thăng Bình đóng trên địa bàn thôn Linh Cang, xã Bình Phú được coi là Căn cứ an toàn của cả vùng Tây Thăng Bình- một hậu phương đối với chiến trường rộng lớn của tỉnh. Khắp nơi trên địa bàn xã Bình Phú, từ An Lý, Thăng Trường, Gia Hội đến vùng Đồng Linh, Phước Cang...xa xôi đều có đồng bào tản cư đến sinh sống.
Thời gian này, thôn Linh Cang xã Bình Phú trở thành địa bàn quan trọng nối liền giữa chiến trường phía Đông Bắc và tây Nam của tỉnh và con đường xuyên qua vùng Đồng Linh- Phước Cang đến Tiên Phước trở thành huyết mạch quan trọng nối liền phía Bắc Thăng Bình với phía Nam Tiên Phước góp phần rất lớn trong việc chuyển quân, liên lạc, tiếp tế cho chiến trường. Năm 1952, Mặt trận tỉnh chủ trương xây dựng nhà thương của tỉnh tại thôn Đức An để tiếp nhận thương binh, bệnh binh của chiến trường cả tỉnh về an dưỡng và điều trị.
Những sự kiện lịch sử liên quan tới di tích
Cuối năm 1963, Đại hội Đảng bộ huyện Thăng Bình lần thứ VII họp tại nhà ông Thoại xã Bình Phú( có hình ảnh). Đây là đại hội đầu tiên của Đảng bộ từ khi có hiệp định Giơ-ne-vơ. Đại hội quyết định phương hướng, nhiệm vụ phát động quần chúng nổi dậy, kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, củng cố, mở rộng vùng giải phóng.
Tháng 02-1964, cơ quan Huyện ủy và cán bộ Tỉnh ủy về đóng chân ở Linh Cang để hoạt động . Đây là điều kiện thuận lợi cơ bản của phong trào cách mạng Bình Phú trong việc tiếp thu tinh thần chỉ đạo của Đảng trong việc xây dựng phong trào và phát động quần chúng nổi dậy đấu tranh. Nơi đây được coi là Căn cứ an toàn cuả Huyện ủy Thăng Bình, các cơ quan đóng tại đây gồm: Văn phòng Huyện ủy, Hội trường, bếp ăn, Huyện đội, Cơ quan Cơ yếu, Công Binh, Thông tin, Bệnh viện huyện và Bệnh viện Quân khu 40(năm 1965)...
Thời gian đầu, các cơ quan thuộc Huyện ủy đóng tại các gia đình cơ sở cách mạng như: Nhà các ông Ba Lũy và ông Hoan, sau đó đóng tại nhà bà Giày sát chân đồi Đá mọc; thôn Đức An đóng tại nhà bà Mai, ông cả Khuê,ông Đông...); thôn Phước Hà...nhất là khi ác liệt, nơi làm việc của cơ quan huyện có lúc dời lên thôn Cao Ngạn. Cơ quan cơ yếu của Quân khu 5 đóng tại khu căn cứ (nhà ông Võ Hỷ còn gọi là ông Hiệu), Công binh, Thông tin...sau đó chuyển đến Hố Dâu; cơ quan Huyện đội đóng tại nhà các ông Trương Tự, bà Ban, ông Hiền; tỉnh đội đóng tại đồng Bàn Cờ.
Mặc dù cơ quan Huyện ủy có sự di chuyển nơi làm việc tại nhiều nơi, nhưng tại địa điểm thôn Đồng Linh là nơi đóng lâu nhất của cơ quan Huyện ủy Thăng Bình và cũng tại đây Huyện ủy Thăng Bình đưa ra nhiều quyết định, chỉ thị quan trọng để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo cuộc kháng chiến của quân và dân toàn huyện Thăng Bình đi đến ngày toàn thắng 30/4/1975
Tháng 12/1964, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ VI họp tại thôn Đồng Linh(Linh Cang), xã Bình Phú, huyện Thăng Bình. Đại hội bầu Ban Chấp Hành Đảng bộ Quảng Nam gồm 15 ủy viên, Ban Thường vụ gồm 5 ủy viên, do đồng chí Vũ Trọng Hoàng làm Bí thư, đồng chí Đào Đắc Trinh làm Phó bí thư. Ban thường vụ gồm các đồng chí : Vũ Ngọc Hoàng, Đào Đắc Trinh, Hoàng Minh Thăng, Hoàng Tuấn Nhã và Hoàng Nguyên Trường. Tỉnh ủy viên gồm các đồng chí: Lê Hà, Trần Kim Anh, Hồ Truyền, Trương Trịnh, Nguyễn Cúc, Phạm Xân Thâm,Hà Sang, Nguyễn Thành, Võ Quỳnh và Ngô Hiên.(Sdd lịch sử Đảng bộ Quảng Nam- Đà Nẵng 1930-1975, NXB CTQG, HN 2006, trang 458).
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ hai tỉnh triển khai thực hiện đồng thời với chủ trương của Khu ủy mở chiến dịch Xuân 1965 lấy tên “chiến dịch Nguyễn Văn trỗi” trên chiến trường toàn Khu. Quảng Nam là trọng điểm của chiến dịch này, do đó, Khu tăng cường cho Quảng nam một trung đoàn chủ lực. Theo kế hoạch, chiến dịch tiến công địch bằng sức mạnh tổng hợp vũ trang, chính trị và binh vận; được phối hợp chặt chẽ giữa bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và quân dân du kích; giữa tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng tại chỗ; phối hợp giữa hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Đà.
Tháng 9-1967, địch tổ chức cuộc hành quân liên kết 112, huy động nhiều bộ binh, pháo binh, máy bay chiến đấu tham gia. Ở Bình Phú, địch dùng trực thăng HU1A và HU!B đổ quân xuống các cao điểm: đồi Đá Mọc, đồi Đá Núi, đồi 62... Dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân, phối hợp với bộ đội chủ lực đóng chân trên địa bàn, lực lượng du kích xã Bình Phú đã liên tục phản kích, đánh bại các cuộc hành quân, tiêu hao một số lượng lớn sinh lực địch thu nhiều vũ khí...
Lệnh tiến công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân 1968, từ Căn cứ Linh Cang, Huyện ủy Thăng bình chỉ đạo lực lượng vũ trang các xã Bình Sa, Bình Hải, Bình Triều, Bình Trung, Bình Tú, bình Quế gồm 3.873 người tiến về phá công sở, diệt ác ôn.
Với tinh thần anh dũng, mưu trí trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, Đảng bộ và nhân dân Bình Phú đã được Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng Ba (có hình kèm). Đó là tiền đề quan trọng để nhân dân Bình Phú cùng với nhân dân toàn miền Nam tiếp tục đứng dậy đấu tranh giành thắng lợi toàn diện trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Đầu năm 1969, Nich Xơn chủ trương chuyển hướng chiến lược “Phi Mỹ hóa” của Giôn Xơn thành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, “Phi Mỹ hóa chiến tranh”, Căn cứ Huyện ủy Thăng bình tại thôn Linh Cang, xã Bình Phú được xác định là địa bàn chiến lược của huyện Thăng Bình nói riêng và chiến trường Quảng Nam-Đà Nẵng nói chung. Trong giai đoạn này, cũng là chiếc nôi cách mạng của chiến trường Quảng nam- Đà Nẵng, che giấu các cơ quan lãnh đạo của Đảng, nơi tập kết của các lực lượng vũ trang. Vì vây, địch đã tăng cường về mọi mặt để nhằm bình định tình hình.
Đầu năm 1969, Đại hội Đảng bộ huyện Thăng Bình lần thứ VIII tổ chức tại Hố Lửa, Bình Phú. Cuối năm 1969, địch cắm 17 chốt, dồn dân vào 13 khu ấp. Vùng giải phóng phía Tây chỉ còn một ít dân, chủ yếu là nhân dân ở các thôn Đồng Linh, thôn Phước Cang, Phước Hà, Cao ngạn, Nam Vinh Huy.
Tối ngày 13-3-1975, tại Căn cứ Huyện ủy Thăng Bình, mặt trận giải phóng Quảng nam đã tổ chức lễ xuất quân tiến về vùng Đông. Đồng chí Hoàng Minh Thắng, Bí thư Đảng ủy Mặt trận đã trao cờ quyết thắng cho đồng chí Hoàng Minh Năm( Năm Lựu) và cán bộ chiến sĩ vũ trang của huyện, của tỉnh tham gia cánh giải phóng vùng Đông Thăng Bình, Quảng Nam. Ngay trong đêm 13-3-1975 đến sáng ngày 14-3-1975, lực lượng vũ trang địa phương phối hợp với tiểu đoàn 72 và tiểu đoàn 11 bộ đội địa phương tỉnh tấn công tiêu diệt các chốt điểm: Đồi 59, Gia Hội, Gò Dài...ở Bình Phú, địch đã bị lực lượng du kích địa phương và lực lượng tiểu đoàn 72 kiên quyết chặn đánh, tiêu diệt một bộ phận, buộc địch co cụm lại và tìm đường rút chạy. Sau khi giải phóng hoàn toàn huyện lỵ và các xã vùng trung Thăng Bình. Sáng ngày 26-3-1975, trước khí thế tấn công dồn dập của ta, lực lượng ngụy quân, nguỵ quyền ở Hà Lam bỏ chạy. Chiều ngày 26-3-1975 quân ta tiến vào tiếp quản quận lỵ, giải phóng hoàn toàn huyện Thăng Bình.